Đọc hiểu báo cáo

Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra trên Legal Check, kết quả của các phân tích được thể hiện trên bản Báo cáo pháp lý. Bản Báo cáo pháp lý là đánh giá tổng quan về tình hình tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, chúng tôi cố gắng sử dụng các thuật ngữ đơn giản nhất để giúp việc đọc hiểu báo cáo trở nên đơn giản với cả những người sử dụng không có nhiều kiến thức pháp lý.

 

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các vấn đề pháp luật có thể trở nên phức tạp và dễ hiểu nhầm, do đó, chúng tôi đưa ra các vấn đề cơ bản sau về bản Báo cáo pháp lý nhằm giúp người đọc có thể dễ dàng hơn trong việc nắm bắt các giá trị chính của bản Báo cáo.

 

BỐ CỤC CỦA BẢN BÁO CÁO PHÁP LÝ

 

  • Giới thiệu Legal Check;

  • Số điểm chung được đưa ra trên thang điểm 100 thông qua việc đánh giá sự tuân thủ các yêu cầu pháp luật của doanh nghiệp;

  • Các câu trả lời cho từng vấn đề mà người sử dụng đã đưa ra;

  • Những khuyến nghị cơ bản liên quan đến vấn đề được đề cập trong câu hỏi. Các rủi ro pháp lý doanh nghiệp có thể gặp phải và một vài giải pháp gợi ý cho doanh nghiệp;

  • Thông tin liên hệ để nhận các tư vấn chính xác và cụ thể.

 

NỘI DUNG CỦA BÁO CÁO PHÁP LÝ

 

Bản báo cáo sẽ gồm các phần ứng với các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp bao gồm:

 

  • THÀNH LẬP: là các thủ tục pháp lý liên quan đến vấn đề thành lập doanh nghiệp như việc góp vốn vào doanh nghiệp, điều lệ của doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của các thành viên liên quan…
  • NGÀNH NGHỀ KINH DOANH: là các điều kiện cần thiết doanh nghiệp phải đáp ứng nếu doanh nghiệp muốn thực hiện hoạt động kinh doanh ở ngành nghề đó.
  • THUẾ: là các nghĩa vụ thuế đối với nhà nước mà doanh nghiệp phải thực hiện trong quá trình kinh doanh của mình.
  • LAO ĐỘNG: là các quy định liên quan đến lao động như việc ký kết hợp đồng lao động, quy định về sử dụng lao động nước ngoài, các nghĩa vụ doanh nghiệp cần phải đáp ứng cho người lao động…
  • SỞ HỮU TRÍ TUỆ: là các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp như đăng ký bảo hộ, xét tính hợp pháp… trong nhãn hiệu, tên thương mại… của doanh nghiệp.

 

PHƯƠNG THỨC ĐÁNH GIÁ

 

Không xét đến các phân tích chuyên môn và thuật toán công nghệ, về cơ bản, phương thức đánh giá của bản Báo cáo sẽ gồm:

 

  • Nếu Doanh nghiệp đã đáp ứng một yêu cầu pháp lý được đưa ra, bản báo cáo sẽ bỏ qua, và không đánh giá điểm trừ cho vấn đề pháp lý đó.
  • Nếu doanh nghiệp chưa đáp ứng một yêu cầu pháp lý được đưa ra, Legal Check sẽ trừ điểm ở hạng mục đó, đồng thời đưa ra: Các rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải (bị xử phạt vi phạm hành chính, chấm dứt hoạt động, hợp đồng vô hiệu hoặc các rủi ro khác trong quá trình hoạt động) nếu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng hiện tại. Mọi nội dung trong bản báo cáo đều đi kèm với căn cứ pháp lý liên quan để bạn có thể kiểm tra và rà soát lại. 

 

Mặc dù bản Báo cáo pháp lý được chủ định thiết kế với cách trình bày và nội dung dễ nắm bắt, nhưng trên thực tế, việc đọc hiểu toàn bộ các nội dung của bản Báo cáo pháp lý không phải là điều dễ dàng. Do vậy, với bất kỳ nội dung nào chưa rõ hoặc mong muốn tìm hiểu kỹ hơn, người sử dụng nên liên hệ trực tiếp với Apolat Legal để nhận được những tư vấn kịp thời và chính xác.

 

Cảm ơn bạn đã sử dụng Legal Check.